Gia đình Tư_Sạng

Năm 1928, bà thành hôn với nghệ sĩ Năm Châu khi 2 người đang cùng hoạt động trong gánh hát Tái Đồng Ban và có được 5 người con:

  • Nguyễn Thành Văn (trưởng nam), chủ rạp hát bóng Tây Đô tỉnh Cần Thơ, trước 1975.
  • Nguyễn Ngọc Bê đã đi tu.
  • Nguyễn Trúc Thanh, tập kết ra Bắc, nay đã về hưu.
  • Nguyễn Thanh Hương, tức nữ nghệ sĩ danh ca Thanh Hương, nổi tiếng qua bài vọng cổ Cô bán đèn hoa giấy, vợ của danh hề Văn Chung.
  • Nguyễn Thanh Trúc tự Antoinne, thành viên đoàn Việt Kịch Năm Châu và đoàn cải lương Saigon 1, chồng của nữ diễn viên Kiều Trúc Phượng (đoàn cải lương Saigon 1).

Về sau, khi ký hợp đồng thu thanh độc quyền cho hãng dĩa Asia, cô Tư Sạng không còn theo các gánh hát cải lương rồi chia tay với nghệ sĩ Năm Châu, trở thành vợ thứ của ông Ngô Văn Mạnh chủ hãng dĩa Asia.

Sau khi cô Tư Sạng qua đời ngày 4 tháng 3 năm 1955, thầy Năm Mạnh đã dành một phần đất nơi nghĩa trang Bình Tân làm nơi an nghỉ cuối cùng cho cô Tư Sạng (phần đất này trước 1975 là thuộc quyền của hãng dĩa Asia. Sau 1975, các rạp hát, hãng dĩa, các đoàn hát, nhà in,... cùng những gì thuộc về lãnh vực thông tin tuyên truyền, giáo dục đều bị nhà nước tịch thu, vì vậy hãng dĩa Asia và đất đai đều thuộc quyền của nhà nước).

Riêng cô Thanh Hương và Nguyễn Thanh Trúc tức Antoinne đã mất. Nguyễn Ngọc Bê đi tu....Từ sau 1954, gia đình Năm Châu cũng không nghe ai nhắc đến là còn sống hay đã thác. Nguyễn Thành Văn là chủ rạp hát bóng Tây Đô và nhà in Tây Đô ở Cần Thơ thì cũng không ai biết tin tức.

(bài này viết theo tác giả Nguyễn Phương, Radio Free Asia 2007.

Đầu bài, Nguyễn Phương đã viết: Nhân đọc trên trang Web Cải Lương, thấy thông báo giải tỏa nghĩa trang Bình Tân, quận Bình Tân (đối diện xa cảng miền Tây) chỉ còn duy nhất 1 ngôi mộ của nữ nghệ sĩ danh ca Tư Sạng chưa có thân nhân đến bốc mộ. Một nấm mộ đất đơn sơ, không lư hương, không bình hoa. Có lẽ đã từ lâu không có tai đến thắp nhang tưởng niệm một tài hoa yểu mệnh.)